Thay khớp háng - Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật
- Thứ hai - 30/10/2023 14:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thay khớp háng là gì?
Phẫu thuật thay khớp háng là quy trình thay thế khớp bị tổn thương ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, học tập và lao động của bệnh nhân bằng khớp nhân tạo. Phẫu thuật này mở ra cho người bệnh cơ hội thoát khỏi cơn đau xương khớp dai dẳng, hồi sinh vận động.
Chỉ định thay khớp háng khi nào?
Phẫu thuật này thường được bác sĩ khuyến nghị thực hiện khi bệnh nhân đã trải qua tất cả các phương pháp điều trị khác nhưng không thể giảm đau, khi bệnh nhân bị hư toàn bộ phần khớp, bắt buộc phải thay chỏm xương đùi và ổ cối của xương chậu hay bị cứng khớp, không thể nhấc chân hay đi đứng. Quy trình này sẽ giảm đau khớp háng, giúp việc đi lại dễ dàng hơn.
Lưu ý sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bạn có thể phải nằm trên giường với một tấm đệm giữa hai chân để giữ cho khớp háng mới ở đúng vị trí. Phương pháp vật lý trị liệu thường bắt đầu vào ngay ngày đầu sau phẫu thuật và trong 1 vài ngày có thể đi lại bằng khung tập đi, nạng hoặc gậy. Bệnh nhân sẽ tiếp tục tập vật lý trị liệu trong vài tuần đến vài tháng sau khi phẫu thuật.
1. Phòng tránh tình trạng rối loạn đông máu
Phẫu thuật đã được thực hiện trong nhiều năm và kỹ thuật phẫu thuật luôn được cải tiến. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ phẫu thuật nào, đều có rủi ro. Thời gian đầu, bạn sẽ không thể di chuyển nhiều nên cục máu đông là một mối quan tâm đặc biệt. Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc chống đông máu để giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài ra, bạn sẽ được sử dụng tất áp lực ngay sau mổ. Việc vận động sớm 2 chân và ngồi dậy, giúp cho giảm đáng kể nguy cơ hình thành cục máu đông.
2. Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
Sau phẫu thuật, bạn sẽ được theo dõi và tùy vào tình trạng khớp háng và xung quanh vết mổ mà bạn sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu phù hợp.
Vận động và tập thể dục thường xuyên mang lại hiệu quả tích cực và đẩy nhanh quá trình hồi phục lấy lại khả năng vận động khớp háng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giới thiệu các bài tập tăng cường sức mạnh và khả năng vận động, đồng thời sẽ giúp bạn học cách sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi bộ, chẳng hạn như khung tập đi, gậy hoặc nạng. Với các bài tập tiến triển, bệnh nhân sẽ được tăng trọng lượng đè lên chân cho đến khi bạn có thể đi lại mà không cần trợ giúp