Phòng tránh nguy cơ xác định nhầm người bệnh
- Thứ ba - 13/03/2018 17:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phòng tránh xác định nhầm người bệnh Để điều trị an toàn cho một bệnh nhân, người thực hiện phải biết chính xác người bệnh là ai. Theo một báo cáo ở Anh từ tổng kết từ tháng 11.2003 đến tháng 7.2005 ghi nhận 236 sự cố liên quan đến nhận diện sai người bệnh, dù đã có sử dụng vòng đeo tay. Tại Việt Nam, vấn đề nhận diện sai người bệnh dẫn đến những sai sót là rất thường gặp, nhất là với thực trạng người bệnh trùng tên, trùng ngày tháng năm sinh, đôi khi trùng địa chỉ nhà ... Một số lý do dẫn đến xác định nhầm người bệnh
Các giải pháp thực hành để tránh xác định nhầm người bệnh - Sử dụng ít nhất 03 thông tin tin cậy để nhận dạng bệnh nhân: họ tên, tuổi, giới, ngày sinh, địa chỉ, số vào viện… Không sử dụng số phòng hoặc số giường. - Sử dụng vòng đeo tay, Barcode, bảng tên … làm các phương tiện giúp cho quá trình nhận dạng người bệnh. Tuy nhiên phải lưu ý nhận dạng chính xác người bệnh tại thời điểm đeo vòng tay cho bệnh nhân. - Khi kiểm tra tên với bệnh nhân, nhân viên y tế không bao giờ nên đọc tên bệnh nhân mà yêu cầu bệnh nhân tự nói tên của mình. - Không xếp người bệnh trùng tên trong cùng một phòng. - Bệnh viện xây dựng các quy trình áp dụng thống nhất trong việc xác định người bệnh trong các tình huống đặc biệt (bỏ rơi, hôn mê, tâm thần, sơ sinh…) - Ghi các thông tin về người bệnh, các chỉ định rõ ràng, dễ đọc. - Ghi tên người bệnh lên ống bệnh phẩm có sự hiện diện của người bệnh - Thực hiện nghiêm chỉnh 5 đúng trong cấp phát thuốc - Ngay trước khi bắt đầu bất cứ thủ thuật xâm lấn nào, cần tiến hành quy trình xác định chính xác 3 yếu tố: bệnh nhân, phương pháp, vị trí can thiệp. - Đánh dấu vị trí thao tác thủ thuật, vùng mổ. - Khuyến khích sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật của WHO
Các thời điểm cần tiến hành việc nhận dạng, xác định người bệnh
|