TTYT huyện Cẩm Khê

https://trungtamytecamkhe.vn


Chiếc giường bỏ trống trong khu chạy thận nhân tạo

03 ca chạy thận mỗi ngày, 8 máy chạy liên tục và mỗi ca kéo dài 4 giờ đồng hồ, phòng chạy thận nhân tạo luôn kín giường bệnh. Người trẻ có, người già có, người mới chạy vài tháng, có người đã chạy thận cả chục năm.
Chiếc giường bỏ trống trong khu chạy thận nhân tạo
03 ca chạy thận mỗi ngày, 8 máy chạy liên tục và mỗi ca kéo dài 4 giờ đồng hồ, phòng chạy thận nhân tạo luôn kín giường bệnh. Người trẻ có, người già có, người mới chạy vài tháng, có người đã chạy thận cả chục năm.

Một đặc điểm chung của những bệnh nhân chạy thận nhân tạo là luôn mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, làn da đen xạm và những mạch máu nổi to lên sau phẫu thuật làm cầu tay, nhưng họ luôn lạc quan về cuộc sống.
Họ ví bệnh viện là nhà, coi những nhân viên y tế và những bệnh nhân cùng chạy thận là người thân, bởi cứ 3 ngày mỗi tuần, họ lại có mặt ở đây, tập trung tại phòng chạy thận, đúng ngày, đúng giờ và gần như không bao giờ thiếu một ai, dù cho thời tiết mưa gió hay nắng gắt.

z5515083667223 a63ca136aeb70183518e57a33396e21e

Hôm nay, trong một ca chạy thận, một chiếc giường bỏ trống đã khiến cho chúng tôi ngạc nhiên, bởi chạy thận nhân tạo còn quan trọng hơn cả bữa cơm hàng ngày, không ăn một bữa có thể được, nhưng không thể dừng chạy thận khi đã đến chu kỳ, suất của người chạy thận đã định sẵn, nếu không đến đúng ca thì ca sau sẽ không có máy để chạy, bởi các ca chạy đã được lấp đầy.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, chiếc giường trống đó là của một bệnh nhân bị hỏng cầu tay phải đi tuyến trên để phẫu thuật, chi phí cho cuộc phẫu thuật không hề nhỏ đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, mỗi lần như vậy là gánh của họ lại trở nên nặng hơn.

DSC06878

Kể chuyện với chúng tôi, Anh Trần Minh Thịnh - Điều dưỡng phòng chạy thận nhân tạo cho biết: “Thông thường các ca chạy thận đều kín giường, mỗi khi có giường trống là chúng tôi cảm giác có điều gì đó không ổn, trường hợp hỏng cầu tay là chúng tôi đã biết và chủ động tư vấn cho người bệnh đi làm lại cầu tay, nhưng có những trường hợp không biết lý do vắng, chúng tôi gọi điện mới biết bệnh nhân đó đang đi cấp cứu và chưa kịp thông báo, có người thì chẳng bao giờ có thể quay lại để chạy thận nữa”.

z5515083667407 ea9c920a6d7ac05c807c105fa18d8672

Mỗi khi như vậy, không khí phòng chạy thận trở nên trầm lặng hơn, dù lạc quan đến đâu, nhưng phải chia tay với những người cùng cảnh ngộ mà chẳng nói với nhau được lời nào cũng khiến tâm lý của những bệnh nhân và cán bộ y tế phòng chạy thận nhân tạo bị ảnh hưởng. Để rồi, họ hy vọng kỳ chạy thận lần tới, tất cả đều có mặt đầy đủ, không có chiếc giường nào bị bỏ trống./.
 

Tác giả bài viết: NCQ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây