TTYT huyện Cẩm Khê

https://trungtamytecamkhe.vn


Phòng chống các bệnh do muỗi truyền

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 750.000 người trên toàn thế giới tử vong do các căn bệnh lan truyền từ muỗi, trong đó đa số là trẻ em.
MUOI

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 750.000 người trên toàn thế giới tử vong do các căn bệnh lan truyền từ muỗi, trong đó đa số là trẻ em. Các bệnh thường gặp do muỗi truyền:
hxw1582593835

1. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm nhất do loài muỗi gây ra, chủ yếu gặp tại nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới điển hình như Việt Nam. Đây cũng là căn bệnh do muỗi gây ra có tốc độ lây lan nhanh nhất thế giới với 40% dân số toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ mắc bệnh. Hàng năm, có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc phải căn bệnh này.
Khi bị lây nhiễm, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn như xương bị gãy. Sốt xuất huyết là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em ở một số nước Mỹ Latinh và châu Á.

2. Sốt rét

Nguyên nhân từ việc muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium trong vết cắn của chúng và khiến người bệnh sốt cao, ớn lạnh, gặp các triệu chứng như bị cúm nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa, chúng ta cần mắc màn trước khi ngủ, sử dụng thuốc chống côn trùng và mặc áo dài tay.

3. Sốt vàng da

Sốt vàng da là một dạng bệnh của sốt xuất huyết nhưng không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian nhiễm bệnh, hầu hết bệnh nhân sẽ được hồi phục nhưng khoảng 15% sẽ để lại các biến chứng độc hại, bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Đa phần các bệnh nhân bị biến chứng sẽ tử vong.
Bệnh sốt vàng da do giống muỗi có tên là Aedes aegypti.gây ra. Ngày nay các ca bệnh sốt vàng da ngày càng tăng do khả năng miễn dịch của con người suy giảm, biến đổi khí hậu, ....

4. Nhiễm virus West Nile

Virus West Nile là do muỗi vằn gây ra, thường gặp ở các loài động và chim. Nhưng những phát hiện mới đây cho biết virus này đã được tìm thấy trong tế bào của con người. Bệnh lây lan qua đường nước bọt và từ mẹ sang con qua việc bú sữa.
Loại virus này gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể và gây tổn hại các mô não đang hoạt động bình thường. Một số trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến co giật, hôn mê thậm chí là tử vong

5. Sốt Rift Valley

Bệnh sốt Rift Valley bắt nguồn từ động vật và do loài muỗi lây nhiễm bệnh này cho con người. Đây là căn bệnh có những triệu chứng rất khủng khiếp.
Triệu chứng của bệnh là ban đầu họ sẽ cảm giác như bị cúm, sau đó bị cứng cổ và khó chịu với ánh sáng. Một số lượng nhỏ người mắc bệnh (chưa đến 2%) có thể mắc các tổn thương ở mắt khiến họ bị mù và những người khác (cũng ít hơn 2%) có thể phát triển thành một dạng bệnh não, gây tử vong hoặc sốt xuất huyết. Nhưng vẫn có trường hợp một số người không xuất hiện các triệu chứng.
Từ những năm 1910- 2000, bệnh sốt Rift Valley đã trở thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là các quốc gia như Tây Phi, Ả Rập Saudi và nhiều quốc gia châu Á.

6. Viêm não Murray Valley
Viêm não Murray Valley là căn bệnh gây chết người do muỗi truyền đến. Mặc dù, đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể xảy ra bất cứ khi nào. Bệnh gây tổn thương đến mô não với triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, co giật, buồn ngủ.

7. Sốt Chikungunya

Đây là bệnh do virus chikungunya lây nhiễm qua đường trung gian là loài muỗi truyền bệnh. Bệnh đã có mặt trên thế giới từ nhiều thế kỷ nhưng chỉ mới xuất hiện ở châu Mỹ lần đầu tiên vào cuối năm 2013. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là bao gồm đau khớp, nhức đầu, nôn mửa, đau lưng và phát ban da.

8. Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh gây nguy hiểm đến não do lây nhiễm từ vết cắn của muỗi. Đây là bệnh phổ biến ở châu Á, New Guinea và phía bắc Queensland. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng nghiêm trọng bao gồm nhiệt độ cao, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội.
Mặc dù không lây lan giữa người với người nhưng bệnh viêm não Nhật Bản lại có thể lây từ động vật sang người qua trung gian là muỗi. Bệnh đã giết chết khoảng 10.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh nhưng viêm não Nhật Bản đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.

9. Dirofilaria immitis

Dirofilaria immitis là một trong những nguyên nhân đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng gây ra bởi tác nhân là giun tròn và muỗi. Các vết cắn của muỗi có chứa ấu trùng của giun tròn là lý do lây lan của căn bệnh này. Chúng ta nên tránh việc giữ vật nuôi như chó, mèo và vẹt ở nhà vì muỗi dựa vào các loài động vật này để lấy thức ăn.

10. Viêm não ngựa (WEE)

Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1930 tại Canada và Mexico, viêm não ngựa gây ra bởi tarsalis Culex. Hiện nay đã có Vaccine để chữa trị căn bệnh này. Đã có hơn một nghìn trường hợp mỗi năm được báo cáo về trường hợp tử vong do viêm não ngựa. Bệnh thường gặp ở con người và ngựa và lây lan thành dịch bệnh.

Để tăng cường công tác phòng chống bệnh do muỗi truyền, người dân cần thực hiện một số biện pháp phòng chống sau:
MUOI

- Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy; súc rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ đựng chén bát, thường xuyên thay nước bình hoa.

 - Để phòng chống muỗi đốt cần mặc quần áo dài tay; ngủ mùng kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong mùng, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng chống dịch

- Khi bị sốt cần đến ngay y tế  cơ sở để được khám và điều trị. /.

Tác giả bài viết: NCQ, Phòng Dân số - Truyền thông, Giáo dục sức khỏe

Nguồn tin: Tham khảo: Bệnh viện Quốc tế Vimec

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây