TTYT huyện Cẩm Khê

https://trungtamytecamkhe.vn


Sơ cứu gãy xương đúng cách

Gãy xương là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng tàn phế suốt đời, thậm chí đe dọa tính mạng của nạn nhân.
CANG CHAN
Gãy xương là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng tàn phế suốt đời, thậm chí đe dọa tính mạng của nạn nhân. Việc sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.

Mục đích sơ cứu khi bị gãy xương

Từ những biểu hiện trên, mục đích của việc sơ cứu gãy xương là cố định vị trí xương gãy, giảm sốc, giảm đau,… và hạn chế phát sinh thêm những tổn thương cho nạn nhân trong lúc chờ được tiếp cận dịch vụ y tế khẩn cấp.

Các bước sơ cứu gãy xương

Một lưu ý quan trọng, không nên di chuyển nạn nhân trừ trường hợp cần thiết để tránh tổn thương thêm nặng. Thực hiện phương pháp sơ cứu khi bị gãy xương ngay lập tức theo các bước sau:

  • Cầm máu. Băng ép vết thương bằng băng vô trùng, vải hay quần áo sạch.
  • Bất động vùng bị thương. Không nên cố nắn xương hoặc đẩy xương ra phía sau. Nếu đã được đào tạo về cách nẹp khi chưa tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp, người sơ cứu nên áp nẹp vào mặt trên và dưới vị trí gãy xương. Độn nẹp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu cho nạn nhân.
  • Chườm đá để hạn chế sưng tấy và giúp giảm đau. Lưu ý, không chườm đá trực tiếp lên vùng bị thương mà lấy khăn, vải,… bọc đá lại rồi mới chườm.
  • Điều trị sốc. Nếu nạn nhân rơi vào trạng thái ngất xỉu hoặc thở gấp, khó thở, hãy đặt nạn nhân xuống mặt phẳng, đầu thấp hơn thân và nâng cao chân nếu có thể.
2
Cần cầm máu vết thương (nếu có) trước khi cố định gãy xương
 
Sơ cứu gãy xương cẳng tay
  • Bước 1: Cố định cẳng tay bị gãy vào sát thân người, cẳng tay vuông góc cánh tay, lòng bàn tay ngửa. 
  • Bước 2: Chuẩn bị 2 nẹp, 1 nẹp đặt phía trong cẳng tay (từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay), nẹp kia đặt phía ngoài cẳng tay (từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu tay). 
  • Bước 3: Dùng garo buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy). Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.
cac buoc so cuu va bang bo cho nguoi gay xuong cang tay 3 3b78485970
Mô phỏng vị trí đặt nẹp và các nút buộc
Sơ cứu gãy xương cánh tay
  • Bước 1: Tương tự bước sơ cứu gãy xương cẳng tay, phần cánh tay bị gãy cần để sát thân người, cẳng tay vuông góc với cánh tay (tư thế co). 
  • Bước 2: Dùng 2 nẹp, 1 nẹp đặt phía trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp kia đặt phía ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. 
  • Bước 3: Dùng garo rộng bản buộc cố định nẹp ở hai vị trí phía trên và dưới ổ gãy. 
  • Bước 4: Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay trước ngực, vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay và để ngửa. 
  • Bước 5: Dùng garo rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên không bị chấn thương.
t270
Sau khi cố định cần treo tay bệnh nhân tư thế cơ năng
Sơ cứu gãy xương đùi
  • Bước 1: Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. 
  • Bước 2: Dùng hai nẹp, 1 nẹp đặt ở mặt trong (từ bẹn đến quá gót chân) và 1 nẹp đặt ở mặt ngoài (từ hố nách đến quá gót chân). Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả bên trong và bên ngoài. 
  • Bước 3: Buộc cố định hai nẹp ở các vị trí trên và dưới ổ gãy, dưới khớp gối, ngang mào chậu (gờ trên cùng của xương chậu), ngang ngực. 
  • Bước 4: Băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân
  • Bước 5: Buộc 3 dây ở các vị trí cổ chân, gối và sát bẹn để cố định chân 
so cuu va bang bo cho nguoi bi gay xuong the nao la chinh xac 5 db6b2728c5
Sơ cứu gãy xương đùi

Sơ cứu gãy xương cẳng chân

  • Bước 1: Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. 
  • Bước 2: Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong (từ bẹn đến quá gót chân) và ngoài (từ mào chậu đến quá gót chân) của chân gãy. Độn bông vào hai đầu nẹp; phía trong, ngoài của các đầu xương. 
  • Bước 3: Buộc cố định hai nẹp ở các vị trí trên và dưới vùng gãy (trên khớp gối khoảng 3 – 5cm).
  • Bước 4: Băng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.
5
Sơ cứu gãy xương cẳng chân
Gãy xương cột sống vùng cổ

Nạn nhân bị gãy xương cột sống vùng cổ cần được đưa đi cấp cứu bằng xe cứu thương nhằm đảm bảo cố định vùng cổ. Không di chuyển nạn nhân bằng xe máy, tránh làm nặng tình trạng chấn thương. 

  • Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng, tay chân duỗi thẳng, cố định đầu và cổ nạn nhân để tránh chấn thương nặng hơn.
  • Bước 2: Nới lỏng trang phục trên người, cởi bỏ mũ, vòng cổ… trong thời gian chờ xe cứu thương.
  • Bước 3: Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn (mạch đập, nhịp tim, nhịp thở…) để bác sĩ tiếp nhận, cấp cứu nhanh chóng hơn.
  • Bước 4: Dùng 2 bao cát hoặc gạch chèn hai bên tai để cổ nạn nhân giữ thẳng khi nằm để cố định cột sống cổ.
  • Bước 5: Nếu vết thương chảy máu, thực hiện cầm máu bằng băng ép hay quần áo sạch. Vết thương ở đầu, cần quấn băng quanh đầu để cầm máu. Lưu ý, giữ cố định đầu.
210922 1 1 095709 230921 52
Cố định gãy cột sống cổ

Gãy xương cột sống vùng lưng

Gãy xương cột sống lưng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hoặc để lại di chứng nếu không cấp cứu sớm hoặc sơ cứu không đúng cách. Các bước sơ cứu gãy xương cột sống bao gồm:

  • Đặt nạn nhân nằm thẳng trên một tấm ván cứng, chiều dài tấm ván tương ứng với chiều dài cơ thể. Trong lúc di chuyển hay nâng nạn nhân, giữ cố định cột sống, không làm gấp hoặc xoắn cột sống.
  • Khi đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế, cố định người nạn nhân vào cáng bằng cách buộc thân người và cố định cột sống cổ.
  • Cầm máu bên ngoài để xử trí ban đầu cho chấn thương gãy xương cột sống, đồng thời giảm đau chống sốc, tránh biến chứng nguy hiểm như mất máu gây sốc, liệt tứ chi do xương cột sống gãy chèn ép vào tủy.
  • Dùng thuốc giảm đau, thở oxy, truyền dịch tùy vào tình trạng của bệnh nhân.

Tác giả bài viết: NCQ, Phòng Dân số - Truyền thông, Giáo dục sức khỏe

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây